Sản xuất là 1 trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất giúp bạn tạo ra hàng hóa và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy sản xuất là gì? Các yếu tố sản xuất như thế nào? Cùng Bao bì Đức Phát tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Tham khảo thêm >>
- 5 Cách phân biệt mỹ phẩm thật giả đơn giản nhất
- Nhựa HDPE là gì? Quy trình sản xuất chai nhựa HDPE
- Các loại vỏ bao bì phổ biến trên thị trường hiện nay
Yếu tố sản xuất là gì?
Sản xuất là gì?
Nó là hoạt động kết hợp giữa các yếu tố đầu vào và có kết quả sản phẩm ở đầu ra. Yếu tố đầu vào như con người, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai…Còn các sản phẩm đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động này thì được phổ biến khắp mọi lĩnh vực. Tuy nhiên nó chủ yếu được khu vực doanh nghiệp thực hiện và người quản lý doanh nghiệp. Tức là người có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp các yếu tố đầu vào. Mối liên hệ yếu tố đầu ra và yếu tố đầu vào được gọi là hàm sản xuất. Trong quá trình sản xuất nó quyết định chi phí sản xuất của doanh nghiệp nên nó được gọi là hàm chi phí.
Yếu tố sản xuất là gì?
Yếu tố sản xuất tiếng anh là Factors of Production. Nó được hiểu là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất và bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm tất cả các yếu tố như con người, đất đai, vốn hiện vật, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx là ba nhà kinh tế chính trị rất nội tiếng. Cả ba ông đều cho rằng đất đai, lao động, vốn chính là ba yếu tố ban đầu, quyết định của yếu tố sản xuất. Áp dụng trên thực tế ngày nay thì vốn và lao động vẫn là 2 yếu tố cho các quy trình sản xuất. Từ đó mới quyết đoán được sự phồn vinh của doanh nghiệp thông qua lợi nhuận.
Tham khảo thêm>>>Yếu tố sản xuất quan trọng nhất khi kinh doanh đồ uống
Các yếu tố sản xuất quan trọng nhất
Yếu tố Đất
Đất là một yếu tố đến từ thiên nhiên. Đất thì có nhiều hình thức khác nhau tùy vào mục đích mà nó được sử dụng. Ví dụ như đất nông nghiệp canh tác đến bất động sản thương mại hay là một miếng đất cụ thể để ở.
Ví dụ:
- Trồng trọt hoa màu cây cối trên đất để phục vụ cuộc sống
- Bất động sản trên các sản giao dịch làm gia tăng giá trị cho đất đai
- Từ đất con người cũng tìm ra được nhiều nguyên liệu thiên nhiên, như rừng, vàng bạc, dầu mỏ,…. Để sử dụng đem lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống con người.
Yếu tố Lao động
Lao động là sự nỗ lực của một cá nhân để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường. Vậy cụ thể trên thực tế như thế nào là lao động thì cùng Đức Phát tìm hiểu qua vài ví dự dưới đây.
Ví dụ:
- Trong việc xây dựng một tòa nhà, ngôi nhà thì yếu tố lao động ở đây chính là công nhân những người đã bỏ sức lực và thời gian của mình để xây dựng.
- Đối với các dự án trong ngành công nghệ phần mềm thì những người xây dựng nên phần mềm hay quản lý phần mềm cũng chính là yếu tố lao động
- Đơn giản là một nghệ sĩ hay họa sĩ. Khi họ sáng tác ra những bản nhạc và bức tranh, dù sản phẩm ấy có giá trị to lớn hay nhỏ bé thì nó cũng là yếu tố lao động
- Đối với các nhà kinh tế chính trị thời kỳ đầu, lao động là yếu tố quan trọng của giá trị kinh tế. Số tiền hay hiện vật mà họ được trả sau khi hoàn thành công việc được gọi là lương.
- Tùy vào khả năng và trình độ của lao động, thì sẽ có mức lương sao cho phù hợp. Đối với người không có bằng cấp và kinh nghiệm thì thường sẽ được trả lương thấp hơn. Còn ngược lại thì lại có mức lương cao hơn. Bởi vì mỗi tầng lớp lao động thì giá trị mà nó đem lại là hoàn toàn khác nhau.
Vốn hiện vật (Physical capital)
Khi đề cập đến vốn thì mọi người thường hiểu là tiền. Tuy nhiên tiền không phải là một yếu tố sản xuất. Bởi vì nó không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Mà tiền được sử dụng trong việc mua bán hàng hóa đất đai. Việc này nhằm để phục vụ cho quy trình sản xuất. Hoặc đơn giản hơn là trả lương cho lao động sản xuất
Vốn hiện vật là một yếu tố sản xuất. Vốn đề cập đến việc sử dụng tiền để mua các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất. Ví dụ như để sản xuất nông nghiệp thì vốn chính là cái máy kéo, máy cày, cái liềm,….. Hay đơn giản trong 1 công ty thì cái bàn cái ghế cũng chính là vốn.
Điều quan trọng phải phân biệt được vốn cá nhân (personal capital) và tư nhân (private capital) trong yếu tố sản xuất. Ví dụ như một chiếc xe máy để phục vụ cá nhân đi lại nhằm đạt mục đích cho cá nhân đó thì không được gọi là yếu tố hay tư liệu sản xuất. Nhưng cùng là chiếc xe máy đó được doanh nghiệp mua sử dụng có mục đích rõ ràng thì lại là yếu tố sản xuất.
Tùy vào sự phát triển kinh tế mà doanh nghiệp có những quyết định sử dụng vốn hợp lý. Nếu nền kinh tế bị suy thoái thì doanh nghiệp sẽ cắt bỏ những vốn đang sử dụng không cần thiết để duy trì doanh nghiệp. Còn kinh tế phát triển thì lại dùng vốn đầu tư máy móc kĩ thuật để nâng cao sản xuất.
Năng lực kinh doanh (Entrepreneurship)
Năng lực kinh doanh là sự kết hợp tất cả các yếu tố khác nhau để giúp cho sản phẩm và dịch vụ được đưa ra thị trường.
Ví dụ cụ thể như chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh KFC cần hội tụ đầy đủ 4 yếu tố sản xuất trên. Đầu tiên là đất, chính là mặt bằng để các cửa hàng buôn bán ở khắp mọi nơi. Tiếp theo là vốn, chính là các máy móc , dụng cụ phục vụ cho chế biến và sử dụng thực phẩm. Tiếp theo yếu tố thứ 3 là lao động, chính là nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế…Cuối cùng là yếu tố năng lực kinh doanh chính là Harland Sanders – người đầu tiên nghĩ ra công thức cũng như liên hệ mối quan hệ giữa ba yếu tố sản xuất khác.
Qua những thông tin mà Đức Phát đã cung cấp ở trên. Chắc chắn bạn đã có cái nhìn tổng quan về các yếu tố sản xuất. Và hiểu rõ được bản chất của sản xuất là gì? Từ đó nếu bạn áp dụng được những yếu tố này cho doanh nghiệp của bạn thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển. Nếu bạn đang quan tâm đến việc sản xuất bao bì thì có thể vào website https://baobiducphat.vn/ để tìm hiểu thêm.