Chúng ta thường gặp phải những vấn để khá nan giải khi bảo quản thuốc thế nào để đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm y tế bảo vệ sức khỏe cần phải giải quyết. Qua bài viết dưới đây Bao bì Đức Phát sẽ đi tìm hiểu sơ bộ 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc nhiều nhất hiện nay nhé.
-
- Tham khảo tư liệu: Máy đóng gói Đức Phát , Hướng dẫn số nhựa, ký hiệu nhựa
Yếu tố vật lý ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Yếu tố Độ ẩm
Thời tiết hiện nay có các độ ẩm như độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tương đối, … Và một số dụng cụ đo độ ẩm như: ẩm kế Asman, ẩm kế khô ướt, ẩm kế Oguyt, hay ẩm kế tóc.
Sự ảnh hưởng của độ ẩm cao
-
-
- Độ ẩm cao sẽ làm gây hư hỏng các loại thuốc. Cũng như một số loại hóa chất dễ hút ẩm như: các loại muối kiềm, các viên bọc đường hay các viên nang.
- Gây ra tình trạng ẩm mốc và vón cục thuốc bột.
- Làm loãng hay làm giảm nồng độ một số chất có trong thuốc bao gồm: siro, glycerin, hay acid sulfuric…
- Các loại thuốc như cao gan hay men bị phá hủy
- Tạo ra các phản ứng tỏa nhiệt mạnh và một số phản ứng hóa học như anhydrit phosphoric (P2O5), Natri dioxyd (Na2O2) hay kali kim loại,
- Làm hư hỏng các hóa chất như alkaloid và Gây ra phản ứng thủy phân của thuốc
- Làm mất công dụng của một số loại kháng sinh hay nội tiết tố,…
- Gây ra han gỉ các dụng cụ kim loại hoặc tạo điều kiện cho nấm mốc sinh nở và phát triển mạnh.
- Làm hư hỏng dược liệu thảo mộc hay gói bao thuốc và một số loại băng gạc,…
-
Sự ảnh hưởng của độ ẩm thấp
Nếu môi trường bảo quản có độ ẩm thấp thì rất dễ gây ra tình trạng hư hỏng các loại thuốc dễ hút ẩm hay một số dụng cụ y tế.
Làm mất nước một số muối tinh khiết Na2SO3.10H2O, hay MgSO4.7H2O,…
Các biện pháp phòng chống ẩm
Thông gió tự nhiên:
Đây là cách bảo quản tiết kiệm và dễ thực hiện nhất trong tất cả các biện pháp phòng chống ẩm. Sử dụng phương pháp thông gió có hiệu quả có đầy đủ 4 điều kiện như sau:
-
-
- Thời tiết tốt: ngày nắng ráo và gió nhẹ (dưới cấp 4)
- Đổ ẩm tuyệt đối ngoài kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong kho
- Nhiệt độ yêu cầu bảo quản hàng hóa không được chênh lệch quá lơn so với nhiệt độ trong kho.
- Ngăn ngừa tuyệt đối hiện tượng thời tiết đọng sương.
-
Thông gió nhân tạo
-
-
- Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các nhà khoa học đã phát minh ra nhiều thiết bị chống ẩm rất hiện đại.
- Việc áp dụng cách phương pháp này đem lại rất nhiều ưu điểm tốt nhưng vì kinh phí đầu tư khá lớn. Vì vậy phương pháp này vẫn khó có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến.
- Phòng chống ẩm cho nhà kho bằng cách xây dựng hệ thống gió
-
Dùng chất hút ẩm
Sử dụng cách này chỉ áp dụng trong trường hợp không gian hẹp lưu trữ ít như tủ hay hộp,.. Khi sử dụng phương pháp dùng chất hút ẩm phải tìm hiểu khả năng hút ẩm từng loại và sử dụng đúng chất thích hợp cho từng loại bảo quản khác nhau.
Một số chất hút ẩm thường được dùng như
-
-
- Calci oxyd (CaO) hoặc vôi sống
- Keo thuỷ tinh (Silicagen)
- Calci clorid khan
-
Tăng nhiệt độ không khí
-
-
- Không khí chứa ẩm tăng khi nhiệt độ tăng vì vật hơi ấm của thuốc chuyển hết vào không khí
- Để tăng nhiệt độ trong không khí chúng ta cần áp dụng một số các như sử dụng lò sưởi, bếp điện hay bóng điện,…
-
Nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao
-
-
- Về tính chất vật lý : Khi nhiệt độ cao sẽ bốc hơi nước và kết tinh các loại thốc. Cùng với đó sẽ làm kết tinh một số thuốc dạng thể lỏng như tinh dầu long não hoặc cồn…. Nhiệt độ cao sẽ hư hỏng một số thuốc như cao thuốc thuốc kháng sinh hoặc cồn thuốc…
- Về tính chất hóa học : nhiệt độ cao sẽ gây ra các phản ứng hóa hóa học nhanh hơn.
- Về mặt sinh vật : Nhiệt độ cao độ ẩm trong không khí sẽ sinh sản và phát triển các vi sinh vật và làm hỏng thuốc cũng như dụng cụ y tế.
- Cần kiểm soát nhiệt độ cho kho bảo quản thuốc một cách tối ưu nhất
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp
Khi nhiệt độ thấp sẽ hư hỏng các loại thuốc như thuốc ở dạng nhũ tương hay một số thuốc dễ bị kết tủa, …
Độ ẩm và nhiệt độ trong không khí bảo quản thuốc tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn nhiệt độ của phương pháp bảo quản thuốc trong kho theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới:
-
-
- Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ thường từ 15 độ C – 25 độ C, độ ẩm trong không khí không được vượt quá ngưỡng cho phép là 70%. Trong điều kiện thời tiết khô thoáng nên tránh ánh nắng trực tiếp đồng thời cũng phải hạn chế các mùi lạ cũng như tạp bẩn khác.
- Cần bảo quản thuốc trong kho đông lạnh: nhiệt độ cho phép trong khoảng từ -10 độ C tới 8 độ C.
- Cần bảo quản nhiệt độ kho mát: nhiệt độ phù hợp nhất từ 8 độ C – 15 độ C.
-
Các biện pháp chống nóng bảo quản cho thuốc
-
-
- Nếu nhiệt độ ngoài kho thấp hơn trong kho thì có thể tiến hành biện pháp thông gió.
- Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào dụng cụ y tế
- Sử dụng máy móc để chống nóng
- Biện pháp khác: dùng nước đá,…
-
Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
-
-
- Tác hại ánh sáng đến chất lượng thuốc
- Thuốc và một số loại hóa chất sẽ gây phản ứng làm thay đổi màu sắc
- Phân hủy các loại thuốc và hóa chất
- Các loại dụng cụ cao su dẻo sẽ nhanh chóng bị phai màu và cứng hơn giòn hơn
-
Cách khắc phục tác hại của ánh sáng
Các biện pháp tránh ánh sáng bảo quản thuốc như:
-
-
- Bảo quản nhà kho : Tất cả cửa kho đều phải kín đặc biệt cửa chính phải che được ánh sáng. Thuốc phải được che chắn bằng bọc giấy và vải đen
- Bảo quản vật liệu sản xuất: các nguyên liệu sử dụng phải đạt tiêu chuẩn, sử dụng thêm một số chất ổn định cùng ánh sáng màu để sản xuất.
- Đối với đóng gói và vận chuyển: sử dụng các loại bao bì hay bọc giấy có màu đen bao bì phải có ký hiệu chống ánh sáng, ánh nắng.
- Nhiệt độ và độ ẩm trong không khí bảo quản dụng cụ y tế và thuốc là 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến thuốc .
-
Các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Tác hại của khí hơi trong không khí
Không khí là một hỗn hợp gồm khí và các hơi khí như : oxygen, oxyd carbon, lưu huỳnh dioxyd, hơi nước, ozon, cacbonic, và một số loại khí khác. Đa phần các loại khí hơi đều gây ảnh hưởng đến một số loại dụng cụ y tế và các loại thuốc.
-
-
- Khí oxy và ozon (O2và O3) sẽ gây ra các phản ứng oxy hóa làm hư hỏng thuốc, các dụng cụ y tế bằng kim loại hay cao su,…
- Khí cacbonic (CO2): gây hiện tượng carbonat hóa như kết tủa vôi, và dung dịch kiềm, cùng với đó khí này còn làm giảm nồng độ Clo của các loại thuốc sát trùng,…
- Một số khí hơi khác như khí Clo, SO2 hay NO2 có thể tạo ra các acid tương ứng sẽ làm hỏng thuốc và dụng cụ khi gặp độ ẩm.
- Không khí cũng là một yếu tố cần chú ý trong bảo quản thuốc
-
Các biện pháp khắc phục khí hơi trong không khí
Một số cách khắc phục khí hơi trong không khí, bạn cần thực hiện những nguyên tắc chung như sau:
-
-
- Tránh xa môi trường nhiều khí hơi khỏi các loại dụng cụ y tế và thuốc bằng cách gói kín thuốc hoặc để chúng cách ly.
- Có thể tạo màng ngăn bằng cách bôi dầu parafin hoặc bọc trong túi chất dẻo…
- Tránh tối đa thời gian tiếp xúc với không khí để các gói thuốc dễ bị oxy hóa, và các khí hơi có hại bằng phương pháp thêm chất bảo quản, đóng đầy, hay nút kín…
-
Yếu tố sinh học đến chất lượng thuốc
Ảnh hưởng của nấm mốc, vi khuẩn
Tác hại – yếu tố ảnh hưởng chất lượng thuốc
-
-
- Các loại nấm mốc hoặc vi khuẩn tiết có thể ra các chất gây hại làm hư hỏng các loại thuốc như: lỏng, siro, potio…đồng thời chúng còn sẽ làm hư hỏng thảo dược, và một số loại bao bì đóng gói,…
-
Cách phòng chống
-
-
- Phòng chống nấm mốc hay vi khuẩn trong tất cả mọi khâu trong sản xuất: phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định vệ sinh trong khâu sản xuất và khâu đóng gói. Các nguyên liệu phụ gia phải đạt được tiêu chuẩn kiểm định của chính phủ.
- Phải có kế hoạch kiểm tra định kì thường xuyên, nhằm phát hiện hiện tượng nấm mốc kịp thời để xử lý.
- Sử dụng các biện pháp chống nấm mốc hiệu quả trong kho thuốc
- các yếu tốt ảnh hưởng thuốc và dụng cụ y tế
- Hiện tượng Nấm mốc ảnh hưởng đến thuốc
- Ảnh hưởng của sâu mọt và bọ
-
Tác hại
-
-
- Sâu mọt rất thích các loại thuốc, dược liệu và một số loại động vật làm thuốc : sâm hay đương quy,…
- Sâu bọ thường xuyên xuất hiện trong các kho bảo quản dược liệu, thảo mộc, nhất là những loại dược liệu có tinh bột.
-
Cách khắc phục
-
-
- Thu hái và chế biến các loại dược liệu phải đúng tiêu chuẩn và quy định.
- Chỉ nhập vào kho những loại vật liệu sử dụng đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn.
- Tiến hành phân loại các dược liệu để sử dụng các phương pháp bảo quản riêng.
- Kho dược liệu phải luôn được vệ sinh khô ráo và cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết.
- Thực hiện kiểm tra trong kho thường xuyên, nếu cần thì phải sấy khô các dược liệu.
-
Ảnh hưởng của mối
Tác hại
Mối mọt có khả năng xuyên qua nền nhà, chân tường và xâm nhập vào các bao bì hàng hóa rồi phá hoại. Bởi vì các hoạt động của mối âm thầm nên rất khó bị phát hiện.
Cách phòng tránh mối
-
-
- Các công trình xây dựng bằng gạch hoặc xi măng, phải được phủ hóa chất để diệt mối.
- Xếp sắp các giá kệ phải được đặt cách xa tường 50cm, cách mặt đất 20 – 30 cm và cách xa trần 80 cm.
- Xung quanh nhà kho phải được làm rãnh thoát nước vàlấp hố nước chống ẩm ướt.
- Hàng ngày phải kiểm tra xem có xuất hiện mối.
- Tường nhà và thân giá kệ phải được quét vôi trắng cẩn thận.
-
Cách diệt mối
-
-
- Cần phải tìm ổ mối chính sau khi phát hiện đào và diệt mối chúa rồi phun hóa chất diệt chúng theo đường đi lại.
- Hiện nay, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp diệt mối sinh học.
- Lên kế hoạch và phương pháp chống mối hiệu quả cho kho thuốc của mình hiệu quả
- Thường xuyên diệt mối để bảo quản thuốc và các dụng cụ
-
Ảnh hưởng của chuột – yếu tố ảnh hưởng chất lượng thuốc
Tác hại
-
-
- Chuột cắn phá và làm hại một số loại thuốc và dược liệu như:
- Nếu Ở kho dược liệu thì chúng ăn dược liệu chứa tinh bột, đường, mật ong, hoặc sâm,..
- Nếu Ở kho dược phẩm thì chúng cắn phá và ăn các viên bao đường, cốm hoặc tinh bột mì, thậm chí là các loại ống siro uống và các loại bông gạc,…
- Ở kho máy móc chuột cắn phá đầu ống cao su, ống nhựa hay dây dẫn điện,…
-
Cách phòng chuột
-
-
- Loại bỏ triệt để các chỗ ở cũng như chỗ ẩn nấp của chuột.
- Phát quang bụi rậm quanh khu vực kho tránh khu tối tắm có thể chuột làm ổ
- Bịt kín tất cả các kẽ hở ở chân tường hoặc các ống cống.
- Đóng kín tất cả các gói thuốc có khả năng bị chuột cắn phá hay làm hỏng
- Thường xuyên kiểm tra định kì để phát hiện ổ chuột sớm.
-
Cách diệt chuột
Một số cách diệt chuột bạn có thể tham khảo như:
-
-
- Nuôi mèo
- Đặt bẫy chuột
- Đánh bả chuột
-
Kỹ thuật bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc dựa trên tính chất vật lý-hóa học của thuốc
Để bảo quản thuốc chúng ta cần chú ý đến một số tính chất sau:
-
-
- Đối với ỷ trọng của thuốc: thuốc dạng lỏng hay dạng bột đều có những yêu cầu như chai lọ, đồ gói thích hợp với từng loại thuốc và dạng thuốc khác.
- Tính chất dễ dàng bay hơi của thuốc: thuốc rất dễ bị hao hụt về thể tích cũng như nồng độ và trọng lượng. Dễ làm giảm công dụng của thuốc và làm ảnh hưởng đến các loại thuốc khác.
- Các thuốc sẽ có tính chất khác nhau vì vậy bạn phải lựa chọn bao bì phù hợp
- Bảo quản tốt chánh ảnh hưởng đến thuốc
-
Bảo quản các loại thuốc dễ bay hơi, dễ cháy nổ
Một số chất dễ cháy nổ như:
-
-
- Các loại hóa chất nhu : Ether ethylic , nitroglycerin khi ở nhiệt độ cao bị va chạm mạnh cũng rất dễ gây cháy nổ.
- Một số hợp chất oxy hoá mạnh như: KCl, KMnO4, hay acid picric khi phản ứng với chất hữu cơ sẽ gây nổ.
- Các khí hơi và bụi trong không khí cũng rất dễ dàng gây nổ nếu đạt đến nồng độ cần thiết . Vì vậy chống bụi trong kho cũng là biện pháp vô cùng quan trọng để chống cháy nổ.
-
Kỹ thuật bảo quản chống cháy nổ
Một số biện pháp, kỹ thuật bảo quản kho để chống cháy nổ phổ biến như:
-
-
- Nếu có thuốc dễ bay hơi, dễ cháy nổ cần phải bảo quản ở kho riêng và ở kho chống cháy nổ đúng cách.
- Cấm lửa tuyệt đối trong kho chứa
- Các thuốc và hoá chất dễ cháy nổ phải xếp xa tường từ 0,5m – 0,7m và vi vậy xếp thành hàng riêng biệt để kiểm tra và theo dõi.
- Cấm tuyệt đối không để các chất dễ cháy gần acid vô cơ vì dễ tạo hỗn hợp gây nổ.
-
Hạn sử dụng và bảo quản thuốc theo hạn sử dụng
Yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng của thuốc
Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng của thuốc như:
-
-
- Bản chất của thuốc là những chất có hoạt chất càng tinh khiết thì tuổi thọ lại càng cao và ngược lại.
- Kỹ thuật sản xuất thuốc: với cùng công thức và cùng 1 dạng thuốc nhưng nếu có kỹ thuật sản xuất khác nhau thì gây ra tuổi thọ khác nhau.
- Bao bì và đóng gói: đây là một khâu quan trọng có liên quan trực tiếp tuổi thọ và ảnh hưởng thuốc. Bởi vậy cần chọn bao bì cũng như kỹ thuật đạt tiêu chuẩn cho từng dạng thuốc cũng như từng loại thuốc khác nhau.
- Các yếu tố tác động đến thuốc
-
Kỹ thuật bảo quản thuốc theo hạng dùng
Đối với những loại thuốc có hạn dùng
-
-
- Phải theo dõi tuân thủ chặt chẽ từng hạn dùng của thuốc: khi nhập hàng cần phải lưu ý hạn dùng của thuốc. Nên lập bảng mô tả chi tiết cho từng loại thuốc để kịp thời phân phối trước khi hết hạn.
- Cần phân loại thuốc dựa vào tính chất thuốc để thực hiện các phương pháp bảo quản thuốc đúng theo chế độ cho từng loại.
- Sắp xếp các thuốc có hạn dùng dựa theo hạn dùng để phân phối. Cùng với đó những loại thuốc có hạn ngắn phải được cấp phát trước và thuốc có hạn dài có thể cấp phát sau.
- Xử lý thuốc sắp hết hạn dùng đúng cách: phải báo cáo các loại có hạn dùng trước 6 tháng, đồng thời phải đưa mẫu thuốc đi kiểm tra. Tùy vào kết quả để xin gia hạn sử dụng thuốc hay xin hủy mẫu thuốc theo quy định. Tuyệt đối không được mua bán và sử dụng thuốc đã hết hạn.
-
Sử dụng bao bì đóng gói dược phẩm – yếu tố ảnh hưởng chất lượng thuốc
Tiêu chuẩn bao bì dược phẩm
-
-
- Bao bì là phương tiện được dùng để bảo quản và giới thiệu các loại thuốc. Bao bì phải luôn đi kèm với thuốc từ nơi sản xuất đến tay người sử dụng.
- Bao bì dược phẩm (Drug packaging) phải đúng theo quy định tiêu chuẩn cho từng loại thuốc khác nhau
-
Kỹ thuật đóng gói dược phẩm – yếu tố ảnh hưởng chất lượng thuốc
Đối với thuốc cần tránh ánh sáng:
-
-
- Chọn các chai, lọ và hộp có màu (màu nâu, đỏ, vàng đậm) thể tích phù hợp, đậy nút kín và phải có ký hiệu tránh ánh sáng.
- Cần tránh nhiệt độ cao: nên sử dụng những loại bao bì có khả năng cách nhiệt tốt như Styrofo, chất dẻo xốp, hoặc cao su.
- Cần tránh ẩm, khí và chống bốc hơi: phải lựa chọn những loại bao bì chống ẩm, bao bì phải được xử lý tốt các bộ phận lắp ghép như nơi hàn và dán phải kín. Khi đóng gói cần kèm theo các loại chất chống ẩm.
-
Đối với thuốc dạng lỏng:
Khi đóng gói bạn cần phải lưu ý đến một số tính chất
-
-
- Đối với những chất lỏng có thể tích thay đổi theo nhiệt độ: chỉ đóng khoảng 97% thể tích chất lỏng để tránh hiện tượng thuốc giãn nở gây ra bật nút.
- Đới với các loại tinh dầu và các dung môi hữu cơ như benzen, aceton, ether, hay cloroform : cầ lựa chọn những bao bì kín và phải chọn bao bì tương thích cho từng loại.
- Đối với các thuốc dạng lỏng nên có ký hiệu chống đổ vỡ và ký hiệu chống lật lại.
-
Trên đây là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thuốc mà chúng tôi muốn đem đến với bạn. Hy vọng sau bài viết của chúng tôi, quý khách đã có thêm chút kinh nghiệm để bảo quản thuốc (Medication) của mình đúng cách nhất. Nếu bạn cần sản phẩm chai thủy tinh và lọ nhựa dược phẩm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Nhân viên sẽ tư vấn và báo giá cụ thể cho bạn. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết.